Cách đây [C] vài năm thôi, lúc ấy anh
Cách đây [C] vài năm thôi, lúc ấy anh
Lần đầu tiên đi du lịch nước ngoài của Phương Thanh là năm cô 18 tuổi. Thời điểm đấy, bạn bè xung quanh Thanh thường chọn đi phượt bằng xe máy đến các địa điểm nổi tiếng như Đà Lạt, Vũng Tàu, Phan Thiết,... Điều này làm Thanh thấy rất tò mò.
Thay vì ghé thăm các thành phố trên, Thanh chọn đến Phnom Penh, thủ đô Campuchia. Thời gian di chuyển bằng xe máy đều tốn 6 tiếng như nhau nhưng khi đến đây, Thanh sẽ có cơ hội để khám phá văn hóa nước bạn cũng như trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ.
"Chi phí cho chuyến đi nước ngoài đầu tiên của mình không quá cao, việc di chuyển và các thủ tục cũng rất đơn giản", Thanh chia sẻ.
Mỗi lần đến vùng đất mới, Phương Thanh lại có cơ hội học hỏi và khám phá những thứ không có trong sách vở.
Sau lần đầu xuất ngoại thành công, niềm đam mê xê dịch của Phương Thanh càng lớn hơn. Đi càng nhiều, cô cảm thấy bản thân càng dạn dĩ và trưởng thành. Các chuyến đi sau, Thanh tự tin chọn đi du lịch một mình.
Lý giải cho điều này, Thanh có hai lý do. Thứ nhất là về thời gian. Khi có cơ hội đến một đất nước mới, Thanh thường ở lại khá lâu và sẽ khám phá thật nhiều thành phố ở đó.
Lý do thứ hai chính là kinh phí. "Bạn bè bằng tuổi mình đều đang đi học. Muốn xin được visa để đi các nước châu Âu cần chứng minh được tài chính, điều này khá khó với sinh viên. Bên cạnh đó, các chuyến đi dài thì các khoản phí cũng sẽ tăng theo", Thanh chia sẻ.
Việc đi du lịch một mình với Thanh cũng không quá đáng sợ. Cô cho rằng khi đi một mình sẽ chủ động và tự do hơn. Trong chuyến đi, khi gặp những du khách cũng đi một mình, Thanh sẽ làm quen và trao đổi thêm với họ. Không chỉ vậy, cô còn xem những lần du lịch một mình là cơ hội để tập cho bản thân trưởng thành và linh hoạt hơn trước các tình huống.
Lần đầu thấy tuyết rơi tại Axams, Tirol, Áo của Phương Thanh.
Yếu tố đầu tiên để chuyến du lịch một mình diễn ra tốt đẹp là phải có sự chuẩn bị kỹ càng, Thanh cho biết.
Phương Thanh chia sẻ: "Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi chuyện cũng đúng như kế hoạch đã vạch ra. Những sự cố bất ngờ sẽ là cơ hội để mình tích lũy kinh nghiệm và có thêm nhiều kiến thức hơn cho các chuyến đi tiếp theo".
Dưới đây là một vài kinh nghiệm của Phương Thanh tích lũy được trong các chuyến du lịch một mình ở châu Âu:
Dù di chuyển bằng bất kỳ phương tiện nào, bạn cũng nên đặt vé từ sớm. Thông thường, Phương Thanh sẽ đặt vé trước khoảng 1-2 tháng. Mua vé sớm sẽ giúp bạn tránh được các đợt cao điểm du lịch khiến giá vé tăng cao.
Với các bạn sinh viên, nếu đi máy bay, nên lựa chọn những hãng hàng không có chính sách hỗ trợ thêm cho sinh viên như giảm giá vé, cho thêm kg hành lý, miễn phí Wi-Fi...
Mua vé sớm là một cách giúp Phương Thanh tiết kiệm chi phí cho việc di chuyển giữa các quốc gia.
Theo Thanh, việc di chuyển giữa các quốc gia châu Âu khá rẻ, đôi khi còn rẻ hơn ở Việt Nam. Nếu đi bằng tàu hỏa, bạn có thể mua vé tháng. Mỗi tháng bạn chỉ cần trả một khoản nhất định nhưng không bị giới hạn số chuyến, đi càng nhiều càng có lợi. Còn nếu đi ôtô, có thể share chung xe với những người có cùng điểm đến để tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.
Thanh thường chọn ở phòng dorm (phòng tập thể) cho nữ ở các hostel. Mức giá cho một đêm dao động 10-15 euro. Một điểm trừ của loại phòng này là khá bất tiện và ồn ào do có đông người.
Một hình thức lưu trú khác mà Thanh hay sử dụng là đăng ký ở các farmstay. Khi ở đây, bạn sẽ phụ chủ nhà một số công việc và được cho ăn, ở miễn phí.
Lưu trú tại các farmstay cho Phương Thanh cơ hội trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương.
Với Thanh, đây là trải nghiệm khá thú vị. Bạn sẽ được tận hưởng cuộc sống của một người bản địa đúng nghĩa, có thêm cơ hội tìm hiểu văn hóa và tham gia các hoạt động không phải khách du lịch nào cũng được trải nghiệm như hái nho ở nông trại, ăn olive sống, đi canô trên biển cùng gia đình chủ nhà,...
Tuy nhiên, hình thức lưu trú này được khá nhiều bạn trẻ ở nước ngoài quan tâm nên rất nhanh hết chỗ.
Trước khi đến một thành phố nào, Thanh thường đọc trước các bài review, giới thiệu. Sau đó, cô sẽ lên danh sách và đánh dấu các điểm muốn đến lên bản đồ. Phương Thanh sẽ đi dần các điểm gần nhau trước. Xa hơn, cô sẽ chọn di chuyển bằng tàu.
Tham gia các phiên chợ tại châu Âu là một hoạt động khá thú vị.
Do không hợp đồ Âu, Thanh thường chọn tự nấu ăn tại hostel thay vì ăn ngoài. Không chỉ Thanh mà nhiều bạn trẻ bên nước ngoài cũng chọn cách làm này để tiết kiệm chi phí bởi đồ ăn bên này khá đắt.
Thanh dùng thẻ thay vì tiền mặt để thanh toán cũng như quản lý chi tiêu. Mọi giao dịch sẽ được lưu lại trên hệ thống nên dễ dàng theo dõi. Bên cạnh đó, khi vượt hạn mức chi tiêu, Thanh thường thanh lý đồ của bản thân để bù vào.
Móc túi: Bạn cần bình tĩnh xử lý tình huống. Tại các nước châu Âu có rất nhiều camera ở các địa điểm công cộng. Khi gặp tình huống xấu nhất, bạn có thể báo cảnh sát nhờ hỗ trợ. Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị đầy đủ các bằng chứng để tố giác tội phạm. Ngoài ra, khi đến những nơi đông người, bạn cũng nên hạn chế mang nhiều tiền mặt trong người.
Nhầm bus: Phương Thanh đã từng hitchhiking (đi nhờ xe người lạ) của một người Đức khi lên nhầm chuyến bus. Tuy nhiên, các bạn trẻ không nên thử hình thức này vào buổi tối hay nếu trên xe có quá nhiều người khác giới.
Trễ chuyến: Sau một lần trễ tàu, Thanh rút ra một kinh nghiệm là nếu bạn đã xác định không thể đến kịp giờ, hãy hủy vé trước 15 phút để được hoàn lại voucher.