Dịch Thuật Chuyên Ngành Thương Mại Điện Tử

Dịch Thuật Chuyên Ngành Thương Mại Điện Tử

Thương mại điện tử là ngành học thuộc khối ngành kinh tế, đó là các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trên các nền tảng ứng dụng số trong quy trình kinh doanh online. TMĐT được thực hiện qua các phương tiện truyền thông đa phương tiện, internet, mạng viễn thông, được thiết kế để giúp hoàn thành mục tiêu kinh doanh nhanh một cách tốt hơn và thông minh hơn.

Thương mại điện tử là ngành học thuộc khối ngành kinh tế, đó là các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trên các nền tảng ứng dụng số trong quy trình kinh doanh online. TMĐT được thực hiện qua các phương tiện truyền thông đa phương tiện, internet, mạng viễn thông, được thiết kế để giúp hoàn thành mục tiêu kinh doanh nhanh một cách tốt hơn và thông minh hơn.

Học ngành Thương mại điện tử tại UIT như thế nào?

Thời gian đào tạo ngành Thương mại điện tử tại UIT là 4 năm (bao gồm 8 học kỳ).

Khối lượng kiến thức đào tạo của ngành là tối thiểu 133 tín chỉ (chưa kể Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng), bao gồm: 40 tín chỉ khối kiến thức giáo dục đại cương, 81 tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và 12 tín chỉ khối kiến thức tốt nghiệp.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành Thương mại điện tử tại UIT trong bảng dưới đây:

Chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử của UIT

Bên cạnh chương trình đào tạo đại trà, UIT còn có chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử chất lượng cao (7340122_CLCA) với nhiều lợi thế cho sinh viên. Chằng hạn như giáo trình học tập hiện đại, giảng dạy bằng phương pháp song ngữ hoặc bằng toàn bộ tiếng Anh một số môn học. Lượng sinh viên mỗi lớp không quá 50 sinh viên đối với các môn lý thuyết và tối đa 20 sinh viên đối với các lớp thực hành hay thảo luận và giải bài tập. Phòng học được trang bị chất lượng cao và trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, sinh viên còn có xe đưa rước từ trung tâm đến trường ở Thủ Đức và ngược lại.

Bên cạnh đó, sinh viên được chú trọng phát triển khả năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo… để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Cấu trúc chương trình các chuyên ngành (Tiến trình học tập theo học chế tín chỉ )

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ năng lực để đảm nhận các vị trí công việc sau: - Tại các doanh nghiệp kinh doanh điện tử / doanh nghiệp sở hữu website TMĐT bán hàng: chuyên viên hoặc quản lý hoạt động cung ứng điện tử, bán hàng trực tuyến, marketing điện tử, logistics điện tử, thanh toán điện tử, quản trị quan hệ khách hàng, quản trị và vận hành hệ thống bán hàng đa kênh, xây dựng và phát triển hệ thống TMĐT của doanh nghiệp. - Tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ TMĐT: chuyên viên hoặc quản lý phụ trách tư vấn, triển khai các giải pháp kinh doanh điện tử cho các doanh nghiệp khác (B2B); tư vấn, triển khai giải pháp phát triển hệ thống thông tin kinh doanh, quản trị cơ sở dữ liệu kinh doanh. - Viên chức tại các cơ quan quản lý nhà nước về TMĐT và kinh tế số; - Nhà sáng lập doanh nghiệp kinh doanh điện tử; - Nghiên cứu, giảng dạy ngành TMĐT, kinh doanh số tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng.

- Học phí sẽ được thanh toán theo từng học kỳ, dựa trên số tín chỉ mà sinh viên đăng ký trong học kỳ. Thời gian đóng học phí là 1 tháng kể từ khi có thông báo của nhà trường. Sinh viên sẽ thực hiện đóng học phí theo quy định mà Học viện ban hành; - Học phí theo tín chỉ năm 2022: 615.000 đ/tín chỉ. Ghi chú: - Thời gian hoàn thành chương trình sẽ phụ thuộc vào số lượng môn học sinh viên lựa chọn học trong một học kỳ. - Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: Mức học phí được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng đào tạo và đảm bảo tỷ lệ tăng không quá 15%/năm (theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ).

Là người đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển (đạt các yêu cầu đầu vào) trong kỳ tuyển sinh đại học hệ chính quy với Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00 – khối A); hoặc Toán, Lý, Anh văn (A01 – khối A1) hoặc Toán, Văn, Anh văn (D01 – khối D1) hoặc các phương án xét tuyển riêng của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn tiến nhanh chưa từng có, ngành Thương mại Điện tử được xem là xu thế tất yếu. Trong giai đoạn tới, Việt Nam trở thành quốc gia có hàm lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh, việc tiến hành trao đổi thương mại qua mạng sẽ ngày càng phổ biến hơn.

Ngành Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (Electronic Commerce, viết tắt là E-Commerce) là một hình thức kinh doanh trực tuyến bằng cách sử dụng nền tảng công nghệ cùng với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các hoạt động kinh doanh trực tuyến như trao đổi, giao dịch mua bán trực tuyến, thanh toán trực tuyến. Là quá trình tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh thông qua các phương tiện điện tử hiện đại (như điện thoại, điện thoại không dây, fax, truyền hình…), giúp các hoạt động kinh doanh được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn, từ đó tiết kiệm được chi phí cũng như mở rộng phạm vi kinh doanh.

Các hoạt động kinh doanh này diễn ra giữa các chủ thể là (1) doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), (2) doanh nghiệp với khách hàng (B2C), (3) khách hàng với khách hàng (C2C), (4) khách hàng với doanh nghiệp (C2B), (5) doanh nghiệp với chính phủ (B2G). Ngoài ra còn có giữa doanh nghiệp với nhân viên (B2E), chính phủ với doanh nghiệp (G2B), chính phủ với chính phủ (G2G), chính phủ với công dân (G2C), nhưng những loại hình này không phổ biến ở Việt Nam.

Ngành Thương mại điện tử là ngành đào tạo ra các cử nhân, kỹ sư Thương mại điện tử có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để có thể triển khai được các mô hình kinh doanh trực tuyến trên internet. Ngành này có sự giao thoa giữa ngành kinh doanh và ngành công nghệ thông tin.

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Thương mại điện tử sau khi tốt nghiệp UIT

Cơ hội việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử là vô cùng cao bởi vì ngành này được dự báo là sẽ cần nguồn nhân lực lớn trong tương lai. Với nguồn kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến các lĩnh vực tin học, công nghệ, ngoại ngữ, sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử tại UIT có thể dễ dàng được vào làm việc tại các công ty, tập đoàn ở cả trong nước và quốc tế. Bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc như:

– Làm chuyên viên tư vấn, hoạch định chính sách phát triển thương mại điện tử, quản trị doanh nghiệp điện tử hoặc xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực Thương mại điện tử.

– Làm chuyên viên công nghệ thông tin – thương mại điện tử chuyên xây dựng các hệ thống kinh doanh trực tuyến, giao dịch thương mại tại các cơ quan và doanh nghiệp (ngân hàng, xây dựng, hành chính sự nghiệp, hàng không, viễn thông…).

– Làm cán bộ giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học và ứng dụng thương mại điện tử trong các trường đại học và cao đẳng.

– Sau vài năm ra trường, bạn có thể trở thành Giám đốc kinh doanh trực tuyến khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm và năng lực.

– Tự khởi nghiệp làm doanh nhân: bạn có thể tự lên kế hoạch và xây dựng mô hình kinh doanh thương mại điện tử của riêng mình.

Như bạn có thể thấy, sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có rất nhiều sự lựa chọn công việc. Tuy nhiên, mình rất khuyến khích các bạn hãy bắt đầu tìm hiểu và làm các công việc liên quan đến Thương mại điện tử ngay từ năm 2 trở đi. Điều này sẽ giúp các bạn phát triển các kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng, làm bệ đỡ vững chắc cho công việc sau này. Một số công việc liên quan đến thương mại điện tử bạn có thể thử sức như:

– Kinh doanh trực tuyến: bạn có thể thử bắt đầu bằng việc bán các mặt hàng trên các website thương mại điện tử như shopee, lazada, tiki,… Công việc này chưa chắc sẽ giúp bạn giàu ngay, thậm chí còn có thể đối mặt với những thất bại nhưng chắc chắn sẽ rèn luyện cho bạn những kỹ năng quan trọng.

– Làm chuyên viên tư vấn thương mại điện tử tại các dự án thương mại điện tử, quản trị doanh nghiệp thương mại điện tử.

– Tự xây dựng các trang thương mại điện tử của riêng mình: Xây dựng lên các website tương tự như shopee, lazada, tiki… Tại sao không?

Trên đây bài viết “Review ngành Thương mại điện tử trường Đại học Công nghệ Thông tin (UIT): Ngành học “đáng đồng tiền bát gạo” đã chia sẻ các thông tin cần thiết về ngành Thương mại điện tử tại UIT. Hi vọng bài viết có thể giúp ích phần nào cho bạn trong việc lựa chọn ngành học tương lai sau này.