Trò lừa đảo tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn bắt đầu xuất hiện nhiều từ năm 2022 và bùng phát mạnh mẽ thời gian qua. Dù nhiều phương tiện truyền thông, chuyên gia cũng như người dùng đã lên tiếng cảnh báo, đưa ra những trường hợp nạn nhân thực tế với số tiền bị lừa lên tới cả tỉ đồng, số lượng nạn nhân của các chiêu trò và biến thể từ hình thức lừa tiền này vẫn không giảm.
Trò lừa đảo tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn bắt đầu xuất hiện nhiều từ năm 2022 và bùng phát mạnh mẽ thời gian qua. Dù nhiều phương tiện truyền thông, chuyên gia cũng như người dùng đã lên tiếng cảnh báo, đưa ra những trường hợp nạn nhân thực tế với số tiền bị lừa lên tới cả tỉ đồng, số lượng nạn nhân của các chiêu trò và biến thể từ hình thức lừa tiền này vẫn không giảm.
Đặc điểm đầu tiên của hình thức lừa tiền bằng việc làm trên internet hiện nay là "vẽ" ra một công việc nhàn hạ, có thể làm từ xa, không yêu cầu đóng tiền cọc trong khi thu nhập mang về vô cùng lớn so với mặt bằng chung. Với số tiền được hứa hẹn từ 500.000 đến 1 triệu đồng/ngày, nhiều người sẽ mất đi sự tỉnh táo cần thiết để phát hiện ra sự bất thường trong công việc.
Tiếp cận bằng các hình thức mang tính cá nhân: tin nhắn, ứng dụng OTT, nền tảng mạng xã hội, cuộc gọi trực tiếp đến số di động cá nhân... là các cách tiếp cận phổ biến của kẻ gian trên hành trình "tìm mồi". Nhiều doanh nghiệp đã lên tiếng cảnh báo về vấn đề này nhưng dường như đều bị người dùng bỏ qua. Theo đó, các công ty khi tuyển nhân sự đều đăng tải thông tin chính thức trên website của hãng cũng như các trang tuyển dụng việc làm uy tín, không cho nhân viên tạo nhóm hay trực tiếp liên hệ đến số điện thoại ngẫu nhiên để tìm kiếm ứng viên. Đặc biệt, không có doanh nghiệp nào "việc nhẹ lương cao", sẵn sàng trả thu nhập 15 - 30 triệu đồng mỗi tháng cho người làm công chỉ việc ngồi nhà và thưởng thức các nội dung trên internet.
"Tuyển nhân sự" tại Việt Nam là một trong những nội dung lừa tiền phổ biến thời gian qua
Tạo nhóm hướng dẫn, thả "chim mồi": nhiều nạn nhân bị lừa cho biết họ được đưa vào một nhóm chat (trên ứng dụng điện thoại) với sự hướng dẫn của "trưởng nhóm". Người này có nhiệm vụ điều phối công việc cho các thành viên, chịu trách nhiệm liên hệ cấp cao hơn, tới cả trưởng bộ phận, giám đốc... khi có sự cố xảy ra. Bên trong nhóm cũng có thành viên luôn "trúng" các nhiệm vụ có thù lao lớn, hoặc gửi tin nhắn riêng tới người khác để tâm sự về thành công của mình, khoe các khoản tiền khổng lồ được nhận về khi chăm chỉ theo hướng dẫn của trưởng nhóm.
Tất cả đều là chiêu đánh vào tâm lý và tạo ham muốn đi tới cùng cho nạn nhân. "Không có trưởng nhóm, trưởng bộ phận, giám đốc hay người thành công nào trong đó, tất cả chỉ là vở kịch được dàn dựng công phu, từng bước xây dựng niềm tin và làm mờ mắt nạn nhân trước khi đi đến mục đích cuối cùng của vụ dàn dựng là khiến nạn nhân mất số tiền lớn rồi biến mất không để lại dấu vết", chuyên gia bảo mật khẳng định.
Nạp tiền và hàng trăm lý do báo lỗi: dù ở hình thức tiếp cận hay thực thi nhiệm vụ nào, trong mọi trò lừa đều yêu cầu nạn nhân nạp tiền vào tài khoản do kẻ gian chỉ định để nâng hạng thành viên, mở gói ưu đãi nhiều quyền lợi hơn, mở nhiệm vụ trao thưởng lớn... Ban đầu, chúng sẽ trả cho người tham gia một vài lần nhận thưởng với khoản tiền nhỏ, tạo kích thích và tin tưởng vào sự uy tín của "công ty".
Sau khi số tiền được nâng lên, các lần nạp sau đều thông báo lỗi chưa nhận được thanh toán với đủ lý do như sai cú pháp, sai thông tin thành viên, ngoài giờ hành chính, sự cố hệ thống... Kẻ gian sẽ yêu cầu nạn nhân nạp thêm tiền vào tài khoản do chúng cung cấp để chứng thực thông tin hợp lệ, nhưng vẫn tiếp tục lỗi. Vì tiếc số tiền đã chuyển khoản, nhiều người tiếp tục nạp thêm với hy vọng lấy được tiền về như lời hứa hẹn của những kẻ đứng sau trò lừa. Khi đã gom được "mẻ lưới" đủ lớn và nhận thấy dấu hiệu sắp bị bại lộ, chúng sẽ ôm số tiền biến mất. Nhiều vụ lừa đảo được nạn nhân báo cáo số tiền bị mất lên tới hàng trăm triệu, thậm chí cả tỉ đồng nhưng gần như không có cơ hội lấy lại.
Thứ Bảy, 8/6/2024, 15:0 (GMT+7)
Cách đây 50 năm, tại Vĩnh Long, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, quân và dân ta đã giành thắng lợi to lớn khi làm chủ thị xã Vĩnh Long trong 6 ngày đêm, cắt đứt Quốc lộ 4 (nay là Quốc lộ 1) trong 22 ngày đêm, góp phần tạo điều kiện để cách mạng tiến lên và giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975.
Trận đánh vào sân bay Vĩnh Long Sân bay Vĩnh Long, một trong bốn sân bay lớn ở miền Tây Nam Bộ, là bàn đạp xuất phát hành quân đánh phá bằng trực thăng của địch ở chiến trường Sa Đéc-Vĩnh Long-Trà Vinh. Hệ thống bảo vệ sân bay được địch xây dựng hoàn chỉnh, kiên cố, bố trí lực lượng canh gác 24/24 giờ với nhiều vũ khí hiện đại. Nói về trận đánh này, Thiếu tướng Lê Quang Viễn, nguyên Chỉ huy trưởng Tỉnh đội Vĩnh Long cho biết 2 giờ 30 phút ngày 30/1/1968 (tức rạng sáng Mùng 1 Tết Mậu Thân) tiếng súng của quân ta đã gầm vang; tiếp đó từ các hướng, các mũi súng nổ dồn dập liên hồi; ánh lửa bừng lên sáng rực bầu trời thị xã Vĩnh Long. Tiểu đoàn 857 được sự hỗ trợ của một đại đội đặc công và một đại đội pháo binh đánh chiếm toàn bộ sân bay, tạo điều kiện cho các hướng khác đánh chiếm và làm chủ toàn bộ thị xã. Trong cuộc Tổng tiến công Xuân 1968, các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã chiến đấu rất kiên cường. Theo Thiếu tướng Lê Quang Viễn, trận tập kích vào sân bay Vĩnh Long của Tiểu đoàn 857 và các đại đội trực thuộc tỉnh đã góp phần giành thắng lợi to lớn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Ta đã phá hủy toàn bộ máy bay ở đây, giáng một đòn rất mạnh vào tận hậu cứ của địch. Bên cạnh đó, việc bị mất nhiều phương tiện cũng khiến sân bay của địch phải ngừng hoạt động chờ củng cố, bổ sung thêm lực lượng, phương tiện... Thiếu tướng Lê Quang Viễn cho rằng cùng với các hướng tiến công khác, trận đánh vào sân bay Vĩnh Long đã làm cho hệ thống phòng thủ của địch bị lung lay. Nhiều đồn bốt bảo vệ vòng ngoài bị vô hiệu hóa, nhiều mục tiêu trong chiều sâu phòng thủ của địch mà chúng từng tuyên truyền là bất khả xâm phạm, đã bị quân giải phóng tấn công... Trận đánh vào sân bay Vĩnh Long được coi là một trong những trận đánh tiêu biểu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tại chiến trường Vĩnh-Trà. Nhiều bài học kinh nghiệm Để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công vào thị xã Vĩnh Long trong Tết Mậu Thân 1968, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung toàn lực lượng từ các đơn vị chủ lực của tỉnh đến các lực lượng ở thị xã, địa phương tham gia trận đánh. Trong đợt tổng tiến công này, quân và dân Vĩnh Long đã làm chủ thị xã Vĩnh Long trong 6 ngày đêm; tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận lớn quân Mỹ, quân ngụy; đánh thắng ở sân bay Vĩnh Long, làm chủ bến phà Mỹ Thuận, cắt đứt giao thông chiến lược, làm chủ Quốc lộ số 4 trong 22 ngày đêm...
Vĩnh Long là địa phương thứ hai sau Huế mà quân ta đã chiếm giữ được trong nhiều ngày liền. Sau đó, địch phản kích dữ dội, lực lượng của ta đã rút ra vùng ven và nông thôn để làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh giải phóng nông thôn sau này. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, quân sự và ngoại giao. Theo nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Nguyễn Ký Ức, thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 ở Vĩnh Long đã góp phần cùng chiến trường chung làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải "xuống thang" chiến tranh, ngừng ném bom miền Bắc, đồng thời ngồi đàm phán với ta ở Hội nghị Paris.
Theo nguyên Trung đội trưởng Phan Minh Nguyên (Tiểu đoàn 306), thắng lợi của cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968 ở Vĩnh Long đã đem lại nhiều bài học kinh nghiệm về nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo chiến dịch, chiến lược quý báu. Đặc biệt, chiến thắng Mậu Thân cho thấy sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị bộ đội chủ lực với quân địa phương; khẳng định sự đóng góp, che chở, đùm bọc của quần chúng nhân dân, dựa vào dân để có những quyết sách hợp lòng dân, phát huy sức mạnh của toàn dân. Bên cạnh đó, qua trận đánh này, quân và dân ta đã được rèn luyện bản lĩnh chính trị, ý chí chiến đấu để lực lượng vũ trang trưởng thành về mọi mặt. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn cho cách mạng Vĩnh Long trong những giai đoạn sau của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thắng lợi này còn là kết quả của quá trình xây dựng lực lượng, phát triển thế trận chiến tranh nhân dân, vận dụng sáng tạo phương châm đánh địch bằng ba mũi giáp công (quân sự, chính trị và binh vận) tạo thành sức mạnh tổng hợp để chiến thắng kẻ thù. Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Trần Văn Rón khẳng định thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Vĩnh Long là kết quả của sự phát huy mạnh mẽ trí sáng tạo, tinh thần quyết chiến, quyết thắng, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc của quân và dân trong tỉnh. Đó cũng là kết quả của cả một quá trình tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm từ truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, tư tưởng "lấy nhỏ đánh lớn," "lấy ít địch nhiều," lấy trí tuệ và sức mạnh của nhân dân để đánh thắng giặc Mỹ.Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, đó là khát vọng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do," là niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong chuẩn bị và thực hành tổng tiến công-nổi dậy; thể hiện sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta.
Con đường dẫn vào làng Mộ Trạch bình yên, hai bên xanh ngát hoa mầu, cây cỏ. Sự bình yên còn thể hiện trong nếp sinh hoạt đời sống, lao động và ứng xử của người dân với mỗi di tích của làng. Mỗi du khách đến làng đều cảm nhận được sự hiền hòa, ấm cúng, chan hòa của người dân.
Ngay đầu làng là Đền thờ Thủy tổ họ Vũ-Võ Việt Nam: Vũ Hồn - Thành hoàng làng Mộ Trạch và nhà bia, lưu danh những bậc làm nên tên tuổi "làng tiến sĩ".
Theo tài liệu lưu trữ tại Ban quản lý di tích Mộ Trạch, trong thời kỳ phong kiến, làng có 36 người đỗ tiến sĩ Nho học, trong đó có một trạng nguyên và 11 hoàng giáp.
Trong số 82 tấm bia tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám còn lại đến ngày nay thì có tới 18 bia ghi tên 25 vị tiến sĩ làng Mộ Trạch, còn tại Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương) có ghi đầy đủ tên tuổi của 36 vị tiến sĩ làng Mộ Trạch. Khoa thi Bính Thân năm 1656, cả nước có hơn 3.000 người dự thi, chỉ có sáu người đỗ tiến sĩ, trong đó có ba người họ Vũ là Vũ Trác Lạc, Vũ Đăng Long và Vũ Công Lượng.
Các thế hệ người làng Mộ Trạch và con cháu họ Vũ - Võ dù ở nơi đâu vẫn luôn hướng về quê hương, luôn hướng về cụ Vũ Hồn. Ở thời nào, người dòng họ Vũ-Võ cũng nêu cao truyền thống yêu nước, rèn đức, luyện tài, lập nghiệp, nhân hậu, trí tuệ và được Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu đúc kết bằng bốn chữ "Nhân trí truyền gia".
Theo người dân của làng, công lao to lớn của cụ Vũ Hồn không chỉ là lập ấp, dựng làng, biến một vùng đất hoang thành nơi đồng ruộng trù phú. Là một nhà nho, nhà giáo, cụ còn dày công gieo trồng và vun đắp tri thức cho nhân dân và con cháu, biến làng Mộ Trạch từ một vùng nông nghiệp thuần túy thành một làng khoa bảng vang danh cả nước.
Thẩm thấu, lan tỏa đạo học qua các đời
Ông Vũ Huy Nhan, người trông coi Đền thờ Thủy tổ họ Vũ-Võ Việt Nam cho biết: "Ở Việt Nam ta, dòng họ Vũ-Võ không lớn như họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần nhưng cũng đã tạo dựng nên một thương hiệu về học hành".
Ông Nhan chỉ tay ra cổng đền, chia sẻ: "Từ bao đời qua, người dân chúng tôi vẫn truyền câu hát "Mạch từ lòng đất chảy ra/ Như nguồn sữa mẹ nuôi ta tháng ngày/ Truyền rằng ở mạch giếng này/ Là nguồn khoa bảng, chỉ đầy không vơi". Nguồn nước chảy mãi được nêu trong câu ca chính là giếng làng Mộ Trạch, vốn không bao giờ cạn hay vẩn đục".
Có lẽ một phần vì thế, rất nhiều người con của làng ngày hôm nay học hành tấn tới, hiển đạt, đóng góp xây dựng đất nước.
Có thể kể đến những tên tuổi như: Vũ Xuân Quang, Nhữ Đình Hòa, Vũ Xuân Chung, Phạm Hữu Giang, Vũ Hoàng Giang, TS Nhữ Đình Lưu,...
PGS, TS Võ Thanh Sang, giảng viên Trường đại học Nguyễn Tất Thành (Thành phố Hồ Chí Minh), được phong học hàm phó giáo sư vào năm 34 tuổi, có nhiều đóng góp cho khoa học.
Dẫu xa quê nhưng anh luôn muốn làm rạng danh dòng họ bằng sự tìm tòi cần cù, tỉ mỉ trong nghiên cứu khoa học. Anh đã xuất bản nhiều sách tham khảo được đánh giá cao, công bố 63 bài báo khoa học, trong đó có 54 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế.
Anh được trao giải thưởng Khoa học Công nghệ Thanh niên Quả cầu vàng toàn quốc năm 2017 ở lĩnh vực Công nghệ sinh học, Huy hiệu Tuổi trẻ Sáng tạo do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng.
Anh Sang chia sẻ, bản thân nhận thấy công việc nghiên cứu rất hợp với mình. Ngay từ nhỏ, anh đã thích tìm tòi, khám phá thiên nhiên và càng ngày việc nghiên cứu khoa học với anh càng trở nên thú vị.
Một gương mặt trẻ có nhiều khát vọng là em Nhữ Thị Bích Ngọc, con gái Tiến sĩ Nhữ Đình Lưu, vừa tốt nghiệp loại xuất sắc Trường đại học Kinh tế quốc dân.
Tự thấy cần tiếp tục phấn đấu, học cao hơn nữa, trở thành một nhà kinh tế học, Bích Ngọc chia sẻ: "Tinh thần hiếu học của dòng họ, của làng lan tỏa, em đã luôn cố gắng học tập, nghiên cứu. Em cũng nhận ra, trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tuổi trẻ chúng em phải có đầy đủ tri thức, phương tiện khoa học, công nghệ thì mới làm việc tốt được".
Để có được những thành công, không thể không nhắc đến công lao của những người hằng ngày lam lũ, cần mẫn lao động, sản xuất trên đồng làng, song vẫn gắng sức cho con ăn học.
Vợ chồng ông bà Vũ Văn Mạo và Vũ Thị Minh sinh được năm người con, đã vượt qua rất nhiều khó khăn để nuôi dạy các con học hành, đỗ đạt.
Bà Vũ Thị Minh chia sẻ: "Như là cái nếp, làng tôi dù nhiều người kinh tế chưa cao, nhưng cũng cố gắng vì tương lai của con mà chịu đầu tư cho con học hành. Học để làm người tốt, để lập thân và cống hiến".
Với "tư duy mở" như thế, không thể không nhắc đến sự lan tỏa của quỹ khuyến học.
Ông Vũ Huy Ái, Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học Mộ Trạch tự hào về quê hương khi con em trong làng biết noi gương người xưa. Quỹ khuyến học làng Mộ Trạch được thành lập năm 2005, từ đó Chi hội Khuyến học, phân chi hội các dòng họ đã tích cực vận động quỹ khuyến học và xây dựng phương pháp, để quỹ hoạt động có nền nếp, hình thức phong phú. Một điều nữa, các chi họ đều thành lập quỹ khuyến học riêng để việc khuyến khích cháu con học tập đạt hiệu quả cao nhất.
Ông Ái tâm sự: "Chi hội tổ chức các phong trào thi đua học tập nhằm động viên, biểu dương khen thưởng kịp thời các em học sinh khi năm học kết thúc và vào dịp hội làng. Tùy tình hình thực tế mà quỹ của từng chi hội, các dòng họ tổ chức trao thưởng cho học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, tỉnh, quốc gia, học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng...".
Nói đến phương pháp giúp các em học sinh có định hướng học hành, ông Nhữ Đình Chìu, trưởng dòng họ Nhữ làng Mộ Trạch, chia sẻ: "Những năm gần đây, trước mỗi kỳ thi đại học, Chi hội Khuyến học Mộ Trạch lại mời các tiến sĩ đầu ngành, các giảng viên đại học là những người con quê hương về tư vấn, phổ biến kinh nghiệm thi cử cho các em học sinh".
Ngoài ra, những năm qua dòng họ Vũ-Võ đã kêu gọi sự hợp tác của mọi người trong dòng họ đang sinh sống ở nhiều vùng miền đất nước, thành lập Ban Khuyến học-khuyến tài. Mỗi năm dòng họ xuất bản ba tập san (bốn tháng một tập), đăng tải thông tin của dòng họ, các hoạt động của hội đồng hương các tỉnh, thành phố trên cả nước và kiều bào ở nước ngoài nhằm biểu dương khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích, làm rạng danh dòng họ; tổ chức phát phần thưởng, trao bằng Vũ tộc tinh hoa cho những em có thành tích học tập, rèn luyện xuất sắc.
Mộ Trạch vào xuân, đường làng muôn hoa đua nở. Người dân tận tình đón tiếp khách về thăm, tham dự lễ hội truyền thống làng Mộ Trạch. Được tổ chức vào các ngày mồng 7, mồng 8 (ngày chính hội) và mồng 9 tháng Giêng hằng năm, đây là dịp nhân dân Mộ Trạch, con cháu họ Vũ - Võ và quý khách thập phương tưởng nhớ, tri ân công đức của Đức Thần Tổ và các thế hệ tiền nhân đã góp phần lưu danh thơm làng tiến sĩ.
Nhà bia, ghi danh 36 vị tiến sĩ làng Mộ Trạch.