Tiền Việt Nam Có Đang Mất Giá Nhất Không

Tiền Việt Nam Có Đang Mất Giá Nhất Không

Cập Nhật : 11/11/2024 - Lượt xem: 9854

Cập Nhật : 11/11/2024 - Lượt xem: 9854

II. Bảng thông tin chi tiết các mệnh giá tiền Việt Nam đang được lưu hành

-Vành đồng tiền: Khía răng cưa ngắt quãng 12 đoạn

-Vành đồng tiền: Khía răng cưa liên tục

-Vành đồng tiền: Khía răng cưa ngắt quãng 6 đoạn

IV. Các mệnh giá tiền thường hay bị làm giả

Các mệnh giá tiền Việt Nam vẫn đang được sử dụng phổ biến là tiền Polymer và tiền giấy 5.000đ, 2.000đ và 1.000đ. Còn các mệnh giá tiền xu và các loại tiền giấy mệnh giá thấp gần như đã biến mất trong giao dịch và rất hiếm khi được dùng.

Tiền Polymer được phát hành nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ và được phát hành với những mệnh giá lớn hơn. Đồng thời cũng nâng cao chất lượng đồng tiền, đặc biệt là khả năng chống làm giả. Bởi lẽ, trong nhiều năm về trước tiền giấy Việt Nam đã bị làm giả với số lượng quá lớn. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, tiền polymer với tất cả các loại mệnh giá vẫn bị làm giả, thậm chí là làm giả một cách tinh vi. Đặc biệt là các tờ tiền có mệnh giá lớn như 100.000đ, 200.000đ và 500.000đ.

Các mệnh giá tiền Việt Nam thường hay bị làm giả

Thông thường để phát hiện tiền polymer giả có thể sử dụng tay hoặc bằng mắt thường để nhận biết các đặc điểm bảo an trên từng mệnh giá. Tuy nhiên để tăng độ chính xác và khi cần kiểm giả số lượng tiền lớn thì nên sử dụng máy đếm tiền. Hiện nay, trên thị trường hầu hết các loại máy đếm tiền ngoài chức năng đếm đúng số lượng thì còn có thể phát hiện tiền giả, tiền siêu giả. Do đó có thể loại bỏ tiền giả nhanh chóng và đảm bảo chính xác.

Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các mệnh giá tiền Việt Nam. Đồng thời tháo gỡ được băn khoăn về giá trị lưu hành tiền xu, tiền giấy mệnh giá thấp.

Quý khách hàng đang có nhu cầu mua sản phẩm máy đếm tiền đọc được mệnh giá, phát hiện tiền giả. Xin vui lòng liên hệ với số hotline: 0896 449 886 để được hỗ trợ tư vấn tận tình.

HỆ THỐNG ĐẠI LÝ VÀ TRUNG TÂM BẢO HÀNH TOÀN QUỐC CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI BIGMART VĂN PHÒNG TP.HỒ CHÍ MINH Địa chỉ: 88B đường số 51, Phường 14, Q.Gò Vấp, TP.HCM Hotline: (028) 73 00 99 73 - 0896 449 886

VĂN PHÒNG HÀ NỘI Số 105 đường Louis 7 khu đô thị Louis City Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội ĐT: (024) 73 00 99 73 - 0965 600 737 Email: [email protected] Web: masu.com.vn

Ngày 8/5/2017 tới đây 19.600 cổ phần CTCP Chế biến Kinh doanh Lương thực Thực phẩm Hà Nội (Hanoi Food) của Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood I) sẽ được đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, với giá khởi điểm 1.050.600 đồng/cổ phần.

Như vậy, giá khởi điểm đang gấp hơn 10 lần mệnh giá 100.000 đồng/cổ phần. Đây chưa phải là mức giá khởi điểm cao nhất dành cho các doanh nghiệp nhỏ có vốn Nhà nước nhưng nó đang phản ánh giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước đang được định giá sát với thực tế hơn, nhất là các doanh nghiệp đang sở hữu quyền sử dụng đất tại các vị trí đắc địa.

Đối mặt khó khăn sau khi chấm dứt hợp đồng gia công cho Pepsico

Tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, được thành lập năm 1967, Hanoifood được chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần từ tháng 3/2006. Vốn điều lệ trong 3 năm qua đang được duy trì ở mức 9,8 tỷ đồng.

Hanoifood được biết đến là doanh nghiệp sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng; sản xuất mì ống, mì sợi, thức ăn chế biến sẵn như phở ăn liền, cháo ăn liền, bột súp, bột gia vị… mang thương hiệu Food Hanoi. Đặc biệt, HanoiFood đã gia công các loại nước giải khát cho Pepsico liên tục trong hơn 20 năm, kể từ năm 1994 đến năm 2014.

Từ năm 2015, hợp đồng gia công cho Pepsico chấm dứt đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh khi doanh thu sụt giảm đột ngột và công ty từ lãi lớn ở các năm trước đã bị lỗ. Hanoifood cho biết, công ty đang nỗ lực tổ chức sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của công ty. Được biết, năng lực sản xuất của Hanoifood trong lĩnh vực này là 300 triệu sản phẩm nước ngọt/năm.

Nguồn: Số liệu Báo cáo tài chính Hanoifood

Trong khi đó, đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm ăn liền, trong 3 năm gần đây sản lượng tiêu thụ của Hanoifood sụt giảm mạnh. Theo Hanoifood, công ty đang nỗ lực mở thị trường để nâng mức tiêu thụ, trước mắt nhằm đảm bảo ổn định việc làm cho cán bộ, công nhân viên và tạo nền tảng cho việc phát triển sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo. Năng lực sản xuất thực phẩm ăn liền đạt 3.000 tấn/năm.

Tuy nhiên, nỗ lực của Hanoifood trong việc mở rộng thị trường để nâng mức tiêu thụ thực phẩm ăn liền có thể sẽ gặp khó khăn và tốn nhiều chi phí hơn. Bởi thị trường thực phẩm ăn liền đang có dấu hiệu chững lại, và được các tổ chức nghiên cứu thị trường dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại trong thời gian tới, cũng như sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt dẫn đến giảm giá sản phẩm giữa các nhà sản xuất.

Nguồn: Số liệu Euromonitor International

Hanoifood có định hướng tìm đối tác hợp tác kinh doanh để khai thác tiềm năng của Nhà máy liên hợp thực phẩm Đông Nam Á. Với hướng đi này, có thể giúp Hanoifood giảm tải được khó khăn, và giảm gánh nặng về các chi phí cố định, chi phí lương cho nhân công (nếu không muốn cắt giảm lao động).

Sở hữu khối tài sản có giá trị lớn và quá nhiều tiền

Đến ngày 30/09/ 2016, Hanoifood có tổng tài sản 109,7 tỷ đồng, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền chiếm gần 70%, giá trị tài sản cố định hữu hình còn lại sau khấu hao chiếm hơn 20% tổng tài sản. Lượng tiền đang có trong tổng tài sản gấp hơn 9 lần vốn điều lệ tại thời điểm cuối năm 2015, và gấp gần 8 lần so với thời điểm cuối tháng 9/2016.

Tài sản cố định hữu hình mặc dù chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng tài sản nhưng trên thực tế giá trị của nhóm tài sản này có giá trị lớn gấp khoảng 9 lần tổng tài sản của Hanoifood tại thời điểm cuối tháng 9/2016, gấp khoảng hơn 90 lần so với vốn điều lệ.

Nguồn: Số liệu Báo cáo tài chính

Bởi, riêng nhóm tài sản nhà cửa kiến trúc giá trị còn lại ghi sổ chỉ hơn 4,3 tỷ đồng vào cuối năm 2015; nhưng Hanoifood đang sở hữu quyền sử dụng đất tại 67A Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với diện tích 10.239m2, thời hạn sử dụng 50 năm đến năm 2058.

Với mức giá thị trường đang giao dịch ở mức từ 88 triệu đồng - 150 triệu đồng/m2, lô đất này có trị giá thấp nhất khoảng hơn 900 tỷ đồng. Với lô đất này, Hanoifood đã ký kết hợp đồng hợp tác liên doanh xây dựng tổ hợp nhà ở thấp tầng, kết hợp dịch vụ thương mại và văn phòng cho thuê.

Ngoài lô đất tại 67A Trương Định, Hanoifood còn sở hữu quyền sử dụng đất lô đất tại tỉnh Hưng Yên với thời hạn thuê 35 năm, đến năm 2038, diện tích 40.000m2. Hiện lô đất này được Hanoifood xây dựng Nhà máy liên hợp Thực phẩm Đông Nam Á.

Như vậy, nếu tính đúng tính đủ, thì giá trị tài sản của Hanoifood phải hơn nghìn tỷ đồng. Hanoifood đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thực phẩm, nước giải khát, nhưng nếu khai thác tốt khối tài sản hiện có, có thể giúp Hanoifood “thay da đổi thịt” và trở lại thời kỳ ổn định, phát triển bền vững.

Khi xây dựng, mua bán, cho thuê hoặc cải tạo nhà cửa, việc tính diện tích căn nhà là một yếu tố rất quan trọng. Dưới đây là cách tính mét vuông nhà đơn giản nhất mà bạn nên biết.

(ĐTTCO) - Ngày 24-4, Ngân hàng Trung ương (NHTW) Indonesia bất ngờ nâng lãi suất ngắn hạn lên 6,25%/năm nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm. Đây cũng là lần nâng lãi suất đầu tiên của Indonesia kể từ tháng 10-2023.

Thực ra với những người theo dõi diễn biến tỷ giá của các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á, diễn biến này là sớm muộn mà thôi, vì NHTW Indonesia “không nhiều lựa chọn”.

Như một số phân tích trước đó vào ngày 16-4 trên Reuters: “Đồng rupiah của Indonesia lao dốc đã làm thay đổi kế hoạch chính sách, và nền kinh tế Indonesia đang chuẩn bị cho việc nới lỏng tiền tệ vào cuối năm nay”. Tuy nhiên, sự sụt giảm mạnh ngoài mong đợi của đồng tiền nước này, buộc NHTW Indonesia “phải miễn cưỡng tăng lãi suất vào 24-4”.

Tình huống của Indonesia là tình huống chung của nhiều nước châu Á hiện nay. Bởi triển vọng lãi suất đồng USD duy trì “cao hơn trong thời gian lâu hơn”, đang gây khó cho nhiều nền kinh tế mới nổi trên toàn cầu, bao gồm các nước ở châu Á.

Điều này cũng dễ hiểu, vì 4 năm trước nhiều quỹ đầu tư nước ngoài đã mua trái phiếu định giá bằng đồng Rupiah, do mức chênh lệch lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm nước này với trái phiếu Chính phủ Mỹ cùng kỳ hạn lên đến gần 7,5%. Còn hiện tại chênh lệch đó dưới 2%.

Một số nước khác như Trung Quốc khó khăn hơn, khi đã buộc phải cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế thì Mỹ lại giữ lãi suất lâu hơn dự kiến, khiến cho áp lực lên đồng nội tệ càng tăng thêm. Tình huống của Nhật Bản còn tệ hơn với lãi suất quá thấp của đồng yên, vì vậy đồng yên Nhật liên tục trượt giá xuống những mức thấp nhất 34 năm, có lúc vượt mốc 160 yên đổi một USD.

Nhưng không phải nước nào cũng có thể tăng lãi suất như Indonesia. Ví dụ như trong trường hợp của Nhật, NHTW nước này vẫn muốn giữ nguyên lãi suất để tiếp tục quan sát. Các NHTW ở châu Á nói riêng và thị trường mới nổi nói chung đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Một mặt, họ muốn tiếp tục hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế, điều một số nước ở Mỹ Latin và Trung Quốc đã làm, bởi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt nhiều khó khăn và những bất ổn về địa chính trị đang tạo thêm sức ép mới. Mặt khác, việc USD ngày một mạnh lên đã khiến nhiều nước bối rối không biết có nên cắt giảm lãi suất tiếp hay không.

Chủ động thay vì bị động chờ Fed

Ông Krishna Srinivasan, Giám đốc Vụ châu Á-Thái Bình Dương của IMF, cho rằng “kỳ vọng về việc nới lỏng chính sách lãi suất của Fed đã dao động trong những tháng gần đây, do các yếu tố không liên quan đến nhu cầu ổn định giá cả ở châu Á. Chúng tôi khuyến nghị các NHTW châu Á tập trung vào lạm phát trong nước, tránh đưa ra các quyết định chính sách phụ thuộc quá mức vào các động thái được dự đoán của Fed”.

Bài toán của các NHTW ở thị trường mới nổi châu Á lúc này: “Liệu có nên trì hoãn cắt giảm lãi suất, thậm chí tăng lãi suất trở lại để chặn đứng các lệnh đặt cược đồng tiền nước mình tiếp tục giảm giá của giới đầu cơ hay không? Nếu không phát tín hiệu giảm chênh lệch lãi suất, lệnh đặt cược đồng tiền mất giá sẽ càng nhiều, cộng thêm hoạt động kinh doanh chênh lệch tỷ giá mạnh lên, sẽ tạo ra nhiều áp lực đẩy đồng nội tệ các nước này mất giá”.

Đây là tình huống có thể nhìn thấy với đồng nhân dân tệ, yên Nhật và won Hàn Quốc, nhưng cũng tồn tại với những đồng tiền ít được chú ý hơn, bao gồm cả VNĐ. Một câu hỏi khác là “liệu có nên sử dụng dự trữ ngoại hối để bán ra can thiệp, nhằm giữ cho đồng nội tệ không giảm quá mạnh nữa hay không”?

Trong tuần qua, đã có những tín hiệu can thiệp của NHTW Nhật Bản để hạn chế đồng yên biến động quá “bất thường”, như cách mà quan chức Nhật cảnh báo thị trường. Thế nhưng, các nhà kinh doanh tiền tệ cũng nhận ra các NHTW không thể can thiệp mãi vì dự trữ ngoại hối hạn chế.

Các nhà kinh doanh tiền tệ cho biết, các vị thế bán đồng Yên vẫn ở mức cao nhất kể từ năm 2007, cho thấy các nhà đầu cơ vẫn chưa sợ hãi trước những cảnh báo chính thức lẫn các tin đồn về chuyện NHTW bán USD để can thiệp. Paul Mackel, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu ngoại hối toàn cầu của HSBC, cho biết hiện tượng này giống như các NHTW thừa nhận “chúng tôi lắng nghe bạn, nhưng chúng tôi không thể làm được gì nhiều”.

Chính sách tiền tệ của Fed không dễ dàng nữa

Chủ tịch Powell phát đi cảnh báo “lạm phát vẫn còn quá cao”, và khả năng kéo giảm lạm phát không được đảm bảo. Điều này củng cố cho quyết định giữ nguyên lãi suất chứ không cắt giảm lãi suất. Dù ông Powell vẫn kỳ vọng lạm phát tiếp tục hạ nhiệt trong năm nay, nhưng tỏ ra không quá tự tin về vấn đề này.

Ông Powell cũng khẳng định, Fed không hài lòng với mức lạm phát 3% và cam kết với mục tiêu 2%. Điều này cho thấy khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong thời gian ngắn sắp tới là không dễ diễn ra, và kỳ vọng cắt lãi suất lại bị đẩy về tháng 9.

Trong bối cảnh số liệu GDP vừa công bố của Mỹ không khả quan, và một số doanh nghiệp niêm yết Mỹ đã điều chỉnh dự báo lợi nhuận theo hướng giảm xuống, việc cắt giảm lãi suất vẫn có thể diễn ra trong năm nay, nhưng mức cắt giảm có thể sẽ ít hơn và thời điểm có thể bị đẩy về xa hơn. Chủ tịch Fed cũng từ chối nói về khả năng không cắt giảm lãi suất trong năm nay, nghĩa là kịch bản đó cũng vẫn bỏ ngỏ.

Nói cách khác, “tuần trăng mật” cho chính sách tiền tệ của Fed cũng đã qua (ý chỉ giai đoạn lạm phát giảm nhanh và không cần tăng lãi suất nữa), và đoạn đường sắp tới khó khăn hơn nhiều. Như đã chỉ ra ở trên, các NHTW nước khác muốn “tự quyết” độc lập với Mỹ cũng không dễ. Và công việc của họ sẽ khó khăn hơn nhiều, khi Fed bây giờ cũng đang ở ngã ba đường trong chuyện “có nên cắt lãi suất nữa hay không”.

Tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại, nhưng lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu 2% khá nhiều, lương vẫn tăng và tiêu dùng vẫn mạnh, thị trường lao động chưa có dấu hiệu yếu đi rõ rệt. Một bức tranh khá phức tạp cho quyết định có nên nhả phanh lãi suất sớm hay không.

Fed nói riêng và NHTW các nước nói chung, đều đang âm thầm sợ lạm phát vọt lên trở lại trong khi tăng trưởng trì trệ. Người ta lại đang bắt đầu nói về đình lạm. Tuy xác suất này không thật sự cao, nhưng không NHTW nào dám nói chắc sẽ không có chuyện đó.

Bài toán cân bằng giữa tăng trưởng và giữ ổn định đồng tiền đang ngày một khó hơn, và NHTW sẽ cần chi viện từ phía chính sách tài khóa, vì thế trận phía chính sách tiền tệ đang ngày một căng thẳng. Cơ hội dùng lãi suất thấp để hỗ trợ nền kinh tế đang ngày một hẹp dần.

TS. HỒ QUỐC TUẤN, Giảng viên Đại học Bristol, Anh