- Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình;
- Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình;
Bằng cấp giúp cho quá trình ứng tuyển và thăng tiến của nhân sự ngành du lịch thuận lợi hơn, tuy nhiên, đây là một ngành đòi hỏi kỹ năng mềm cao nên thực lực, kinh nghiệm vẫn luôn là yếu tố thu hút nhà tuyển dụng nhất.
Những bạn có định hướng phát triển sự nghiệp theo ngành du lịch một cách chính quy thì những chương trình đào tạo dài hạn tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sẽ là lựa chọn tốt nhất. Bằng cử nhân thuộc một trong số các chuyên ngành du lịch chính là tấm giấy thông hành giá trị cho mọi vị trí.
Ngoài ra, nhà tuyển dụng vẫn rộng mở cơ hội cho những bạn tốt nghiệp các ngành liên quan như kế toán, kinh tế, Marketing… hoặc sở hữu những chứng chỉ du lịch chuyên sâu như:
Chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch
Chứng chỉ điều hành tour du lịch
Chứng chỉ nghiệp vụ buồng phòng
Chứng chỉ pha chế rượu (bartender…)
Một tour du lịch có rất nhiều khách hàng, mỗi khách hàng lại có những tâm lý, tình cảm, nhu cầu khác nhau. Do đó, người làm ngành du lịch phải có khả năng quan sát, nắm bắt cảm xúc, tình trạng của khách hàng nhanh nhất.
Học lịch sử giúp em tìm hiểu về
A. Quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.
B. Sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật trên Trái Đất.
C. Chu kì chuyển động của các thiên thể trong vũ trụ.
D. Sự biến đổi của môi trường, khí hậu qua thời gian.
Hỏi bất kỳ một đứa trẻ nào, con học để làm gì? Phần lớn chúng sẽ trả lời con học để biết… Bởi ngay từ lúc chúng ta bắt đầu nhận thức, ba mẹ chúng ta cũng chỉ nói, con ráng học cho giỏi nhé!
Còn cao hơn hỏi những sinh viên đang ngồi trong các giảng đường đại học, học để làm gì? Câu trả lời sẽ nhiều hơn, học để biết, học để thi, học để đi làm, với nhiều người bây giờ học chỉ để lấy một tờ giấy có diện tích hơn 20cm2 để thăng chức, để tăng lương.
Không ai có thể sống bằng những gì mình đọc, mình học được trong sách vở và cuộc đời nếu như chỉ có học và học. Chúng ta ai cũng phải sống, phải mưa cầu hạnh phúc và mong muốn thành đạt. Muốn có điều ấy, chúng ta phải làm việc, phải giao lưu với xã hội, hay nói cách khác chúng ta phải khẳng định được giá trị của mình với xã hội. Chúng ta chỉ có thể làm việc tốt, ứng xử tốt với cộng đồng, với xã hội khi chúng ta học với mục đích ấy!
Học để biết? Sai lầm của nhiều thế hệ đã qua. Biết ư? Biết bao nhiêu cho đủ khi biển kiến thức là vô tận, càng học càng thấy mình biết rất ít và cho dù có học cả đời, có làm đúng lời Lê Nin nói là “học, học nữa, học mãi” thì chúng ta cũng không thể biết hết được.
Bao thế hệ qua chúng ta cố nhồi nhét cho học sinh biết thật nhiều, nhiều tới độ không biết sẽ phải dùng nó vào việc gì. Bởi như số phức dạy cho học sinh để làm gì, bởi ngoài mấy người dạy toán, nghiên cứu về toán ra ai dùng thứ đó làm gi?
Từ việc nhỏ, chúng ta luôn nhồi nhét cho con em cái tư tưởng phải học thật giỏi để sau này thành tài. Nhưng thử hỏi có bao em học sinh bậc phổ thông bây giờ biết nấu một bữa cơm, dọn dẹp việc nhà, lao động đơn giản phụ giúp ba mẹ? Việc nhỏ vậy không làm được mong cầu gì việc lớn!
Năm nào chúng ta cũng nằm trong top đầu những quốc gia có học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic, nhưng thử hỏi hằng năm chúng ta có bao nhiêu công trình khoa học được công bố chứ chưa nói có bao nghiên cứu, có bao công trình khoa học được mang áp dụng vào cuộc sống giúp cho đất nước này thoát nghèo, thoát khổ. Vậy biết để làm gì?
Biết để thi, khổ lắm! Nếu không học những thứ vô bổ ấy chúng sẽ không đỗ đại học và như thế chúng sẽ không có cơ hội được học thêm một vài thứ vô bổ khác rồi kết thúc quá trình ấy là một tấm vé bước vào đời để đi làm, để sống hoặc tồn tại! Có nơi nào một anh bác sỹ, một chuyên gia tài chính và một anh thủy thủ trên tàu được đào kiến thức giống nhau tới hơn 40% không?
Vậy cuối cùng là học để biết hay học để làm?
Ở bậc phổ thông về toán là dạy các em biết cách tư duy kiểu toán học, nếu có điều đó các em sẽ tư duy tốt và sẽ học tốt các môn tự nhiên khác, còn văn cớ gì bắt các em phải trở thành những nhà phân tích, bình luận văn học? Có những tác phẩm người lớn còn bối rối nói gì các em! Nên chăng học văn là để các em biết cách hành văn, biết ứng xử với gia đình, với xã hội! Có nhất thiết phải bắt tất cả các em hiểu Lý Bạch, Nguyễn Du hay các đại thi hào khác nói gì không?
Sao không mượn văn chương để thổi vào các em một tình yêu quê hương đất nước, tình yêu giữa con người với con người, thổi vào các em lòng tự hào dân tộc, khát khao được vươn lên, khát khao được đóng góp xây dựng đất nước. Hay sát thực nhất là tình yêu thương, tính trách nhiệm với gia đình của mình!
Còn bậc đại học, thật buồn cười khi một sinh viên ngành kế toán năm cuối không đủ tự tin đặt bút ghi vào tờ hóa đơn GTGT, không biết chứng từ gồm những gì? Cớ gì khi học môn thị trường chứng khoán phải bắt sinh viên ngồi tính toán xem trong một phiên giao dịch mã chứng khoán này khớp được bao nhiêu và ở các mức giá nào? Làm thế để làm gì khi toàn bộ những thứ đó máy móc đã thực hiện hết, con người dù muốn cũng không phải làm.
Trong khi không biết cái bảng điện tử nó thế nào? Tờ ghi lệnh mua, bán, hủy, sửa nó làm sao? Mở một tài khoản giao dịch chứng khoán thế nào? Sinh viên học gì để lúc ra trường một tờ đơn xin việc viết không ra hồn, đến công ty rồi một công văn đơn giản nhất không biết viết. Có bạn còn tự tin uỵch chữ “Công văn” to tướng làm tiêu đề như “Hợp đồng” hay các loại đơn từ khác!!! Nói ra thì còn nhiều điều buồn lắm với sinh viên nhà ta khi ra trường…
Học không đơn giản chỉ để biết mà điều quan trọng là để làm. Tôi cũng như nhiều người khác không quan tâm trong đầu bạn biết nhường nào thứ, cái đó là của bạn! Điều mỗi nhà tuyển dụng nói riêng và xã hội nói chung quan tâm là chúng ta biến những kiến thức trong đầu ấy thành sản phẩm có thể sử dụng được, áp dụng những kiến thức ấy vào công việc và cuộc sống, làm cho năng suất lao động cao hơn, tạo ra nhiều lợi ích, nhiều giá trị hơn! Còn bạn biết nhiều đấy, nhưng nếu nó cứ nằm ỳ trong đầu bạn phỏng có ích gì?
Doanh nghiệp nào cũng biết họ cần gì ở người lao động để phục vụ tốt nhất cho công việc, nhưng oái oăm họ lại không được yêu cầu nhà trường phải đào tạo như thế nào để phù hợp với nhu cầu công việc! Xưa nay chúng ta mặc định đó là phần việc của các nhà quản lý, của những người làm công tác giáo dục nước nhà. Mà chính xác phải là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, vì đây đâu phải là việc của riêng ai? Nhưng trước khi sự nghiệp cải cách của chúng ta đạt chuẩn, có lẽ người học nên tự thay đổi tư duy, không phải học để biết, học để thi nữa mà là học để làm.
Xác định rằng, học để làm sẽ giúp chúng ta biết phải học những gì, cái gì cần trau dồi, cái gì đúng nghĩa chỉ để biết, giúp người học quan tâm tới việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn công việc hơn thay vì chỉ để ứng phó với kiểm tra hay đơn thuần chỉ là biết. Từ đó giúp chúng ta sau khi ra trường thích ứng nhanh hơn với môi trường làm việc, hòa nhập nhanh hơn với thế giới. Như vậy chúng ta sẽ thành công hơn.