Giáo Viên Có Được Dạy Thêm Ở Trung Tâm Không

Giáo Viên Có Được Dạy Thêm Ở Trung Tâm Không

Học thêm là hình thức học ngoài giờ của học sinh trên lớp nhằm giúp cho các em cập nhật, bổ sung kiến thức theo chương trình học. Vậy, việc học thêm tại trường có bắt buộc không?

Học thêm là hình thức học ngoài giờ của học sinh trên lớp nhằm giúp cho các em cập nhật, bổ sung kiến thức theo chương trình học. Vậy, việc học thêm tại trường có bắt buộc không?

Nghề khác được tăng ca, tại sao giáo viên lại không?

Một hiệu trưởng trường cấp 2 ở Hà Nội chia sẻ, tại trường bà công tác, đồng nghiệp thâm niên nhất (24 năm) đang hưởng mức lương 10 triệu đồng/tháng. Có giáo viên sinh năm 1986 đi dạy 16 năm rồi hưởng mức lương 5,8 triệu đồng/tháng, còn giáo viên mới ra trường hưởng lương hơn 3 triệu đồng/tháng.

“Mức lương như vậy họ không sao đủ sống, nhất là trong 1, 2 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều giáo viên trẻ phải dạy thêm, làm thêm ngoài giờ, thậm chí bỏ việc", vị hiệu trưởng nói. Trong khi với mức thâm niên 10 năm, 20 năm, những người làm việc trong lĩnh vực khác hoàn toàn có thể thu nhập cao hơn nhiều. Chưa kể, giáo viên phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ cấp trên, phụ huynh, học sinh.

Cô Nguyễn Phương Thành, giáo viên dạy Hoá tại một trường THCS ở Bắc Giang đã 21 năm trong nghề chia sẻ, hưởng lương bậc 2, được thăng hạng mấy năm mà tổng thu nhập mới hơn 7 triệu/tháng. Chị có 3 con, đang học từ bậc THCS đến đại học nên thu nhập của cô cộng với chồng không đủ, buộc phải dạy thêm tại nhà bất chấp quy định.

Chỉ khi nhà giáo yên tâm sống được bằng đồng lương, họ mới có thể dồn hết tâm trí vào bài giảng cho học sinh. Với mức lương hiện nay, nhà giáo phải "chân trong, chân ngoài", “chia 5 xẻ 7” sức lực cũng là điều dễ hiểu.

"Các ngành nghề khác được phép làm thêm, tăng thu nhập như bác sĩ làm thêm ở phòng khám, công nhân tăng ca mà không ai ý kiến, nhưng giáo viên dạy thêm thì bị dư luận, xã hội chỉ trích, lên án", cô băn khoăn và nói thực tế có cung mới có cầu, nếu cấm dạy thêm đồng nghĩa với việc “dập tắt” một phần kế sinh nhai của giáo viên.

Giáo viên này thừa nhận có tình trạng dạy thêm chui, lôi kéo học sinh vào các lớp học vô hình chung làm mất đi hình ảnh cao quý của nghề giáo, nhưng đó chỉ là bộ phận nhỏ. Cần công bằng đánh giá tác dụng của dạy thêm của những lớp học thực chất với học sinh thế nào. Học sinh thực sự có nhu cầu, mong muốn đi học thêm thì không phải là xấu và không đáng bị lên án như vậy.

Ông Long đề nghị Bộ GD&ĐT, các bộ ngành cần đánh giá lại tác dụng của dạy thêm trong đời sống thế nào, nó có xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của phụ huynh, học sinh hay không. "Con em chúng tôi trưởng thành, đỗ đạt, đi làm cũng một phần là nhờ học thêm. Chứng tỏ nó có tác dụng chứ không phải không", ông Long nói.

ThS Hồ Sỹ Anh, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục (Viện Nghiên cứu Giáo dục, Đại học Sư phạm TP.HCM) khẳng định, từ trước đến nay, hoạt động dạy thêm học thêm không bị cấm. Ngành giáo dục chỉ cấm dạy thêm trái phép. Hoạt động dạy thêm, học thêm được điều chỉnh theo Thông tư 17, áp dụng từ năm 2012.

Thông tư xác định dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học. Theo đó, hai loại hình dạy thêm, học thêm được phép hoạt động gồm dạy thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường.

Dạy thêm, học thêm trong nhà trường là dạy thêm, học thêm do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, sau đây gọi chung là nhà trường) tổ chức. Còn "ngoài nhà trường" là do các cơ sở giáo dục không nằm trong danh sách kể trên tổ chức.

Không cấm nhưng Thông tư 17 quy định các trường hợp không được dạy thêm học thêm. Cụ thể, học sinh tiểu học và học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học hai buổi mỗi ngày không được học thêm, giáo viên không được tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mình đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của hiệu trưởng.

Dù vậy, sau Thông tư 17, hoạt động dạy, học thêm vẫn diễn ra lộn xộn, các lớp dạy "chui" tràn lan, hiện tượng giáo viên dạy thêm chính học sinh của mình, ép học sinh đi học thêm trở nên phổ biến.

Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh lý giải, Thông tư 17 không nắm bắt nhu cầu thực tế, dẫn đến các quy định không phù hợp, không quản lý nổi các biến tướng phát sinh.

Kết quả một nghiên cứu tại 38 trường học do Viện Nghiên cứu Giáo dục thực hiện chỉ ra nguyên nhân khiến phụ huynh muốn cho con học thêm gồm: con học yếu; con chuẩn bị thi cuối cấp và vào đại học; muốn vào trường chuyên, trường điểm; học thêm để được điểm cao; do chương trình ở trường bị cắt xén.

Giáo viên dạy thêm với mong muốn cải thiện thu nhập khi đồng lương còn thấp. Tuy nhiên, quy định bắt buộc giáo viên phải đến trung tâm được cấp phép trong khi số lượng trung tâm này ít so với nhu cầu thực tế.

"Do đó, nhiều giáo viên vẫn tự tổ chức các lớp dạy thêm ở nhà hoặc ở phòng ốc thuê mướn. Biết là sai, nhưng thực tế nhu cầu lớn nên giáo viên vẫn làm, chẳng may bị kiểm tra, phát hiện thì họ chấp nhận bị kỷ luật", ông nói.

Học thêm và dạy thêm là nhu cầu có thực và đang được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau ở trong và ngoài nhà trường. Chính vì thế, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành dự thảo quản lý việc dạy thêm, học thêm đang nhận được sự quan tâm của giáo viên, phụ huynh.

Từ khi con vào lớp 1 và đến nay khi con đã học lớp 9, năm nào chị Trần Thị Hường ở xã Hưng Lộc (thành phố Vinh) cũng đăng ký cho con ít nhất 2 lớp học thêm về văn hóa. Việc học thêm bắt đầu vất vả hơn kể từ cuối năm tiểu học, chị có ý định cho con thi vào Trường THCS Đặng Thai Mai.

Lên THCS, ngoài 3 môn học thêm gồm Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh để chuẩn bị cho Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, con chị còn đăng ký học thêm lớp Tiếng Anh để chuẩn bị cho kỳ thi chuyên. Lịch học thêm kéo dài kín 7 ngày trong tuần, nhưng mẹ con chị vẫn chưa hết lo lắng.

Tôi thấy các kỳ thi đều có tính cạnh tranh cao, đề thi cũng có tính phân hóa. Vì thế, nếu cháu chỉ học ở trường khó có thể đảm bảo đủ kiến thức để có thể làm bài thi đạt điểm cao, thế nên vẫn phải học thêm.

Chị Trần Thị Hường, xã Hưng Lộc (thành phố Vinh)

Gọi là học thêm nhưng dường như hiện nay đã trở thành “học chính” của nhiều học sinh, nhất là với những em ở vùng thành phố, khu vực trung tâm. Để tham gia các lớp học thêm, nhiều phụ huynh đã phải kỳ công tìm thầy, cô, chấp nhận bỏ ra số tiền gấp mấy chục lần so với học phí học chính khóa ở trường.

Qua nắm bắt tại thành phố Vinh, mức giá trung bình cho mỗi buổi học thêm hiện nay dao động từ 70.000 – 100.000 đồng/1 buổi ở hầu hết các bậc học. Tuy nhiên, nếu học sinh học chuyên, học thêm Tiếng Anh hoặc ôn thi để lấy chứng chỉ ngoại ngữ, có lớp học giá mỗi buổi học thêm cho 1 học sinh là từ 150.000 - 200.000 đồng/1 buổi và mỗi lớp có thể lên đến 30 - 40 em.

Mặc dù học phí đắt, việc xin học không dễ dàng nhưng không ít phụ huynh ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc… sẵn sàng thuê xe vượt hàng chục cây số để con được học với thầy, cô nổi tiếng ở thành phố Vinh. Chi phí cho các buổi học thêm vì thế cũng tăng gấp đôi.

Ngoài học thêm các giáo viên nổi tiếng, nhiều phụ huynh lựa chọn học qua các trung tâm hoặc các cơ sở ở ngoài. Bất cập hiện nay dù đây là những cơ sở giáo dục, có giáo viên, có học sinh, dạy học theo chương trình, giáo án riêng và có những trung tâm có trên 1.000 học sinh nhưng việc quản lý chất lượng ở các trung tâm này đang bị buông lỏng.

Ngay cả Sở Giáo dục và Đào tạo cũng không quản lý, vì hiện nay việc dạy thêm, học thêm ở ngoài là loại hình kinh doanh không cần có điều kiện.