Dự Án Hầm Đường Bộ Đèo Cả

Dự Án Hầm Đường Bộ Đèo Cả

Doanh nghiệp dự án và các nhà thầu đã huy động 1.132 nhân sự, 398 thiết bị máy móc và triển khai 32 mũi thi công đồng loạt 24/7, hướng tới mục tiêu thông tuyến vào năm 2025.

Doanh nghiệp dự án và các nhà thầu đã huy động 1.132 nhân sự, 398 thiết bị máy móc và triển khai 32 mũi thi công đồng loạt 24/7, hướng tới mục tiêu thông tuyến vào năm 2025.

Thách thức dai dẳng của nước Mỹ

Mặc dù không phải là năm mang tính quyết định trên chính trường, song với vai trò là một quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn, những chuyển động bất ngờ cả về đối nội lẫn đối ngoại của Mỹ đã gây chao đảo tình hình trong nước và phần nào ảnh hưởng tới thế giới.

Ngày 17-18/10, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Trần Chủng đã có chuyến công tác kiểm tra tiến độ thực hiện dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

Sau khi đi kiểm tra, đoàn công tác nghe đại diện doanh nghiệp dự án (DNDA) báo cáo về tiến độ.

Về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tỉnh Lạng Sơn đã bàn giao được 33,57/59,76km, mặc dù mặt bằng vẫn còn tình trạng "xôi đỗ", xen kẹp nhưng cơ bản đảm bảo đủ để các nhà thầu triển khai các mũi thi công.

Đến nay một số huyện xã chưa bàn giao được mặt bằng đối với các đoạn DNDA đã đăng ký theo mốc thời gian trong tháng 6/2024 (huyện Cao Lộc, TP Lạng Sơn, huyện Văn Lãng). Nguyên nhân là do chậm trích đo, kiểm kê, xác định nguồn gốc đất, ra thông báo thu hồi đất và vướng mắc một số trình tự thủ tục về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, công tác chi trả tiền bồi thường chậm.

Ông Lương Văn Hiệp, Tổng Giám đốc CTCP Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, cho biết trên toàn dự án, nhà thầu đã huy động 279 nhân sự, 205 thiết bị triển khai 16 mũi thi công. Về việc chậm GPMB, DNDA đã tiếp tục gửi văn bản đề xuất UBND các huyện, thành phố về kế hoạch nhận bàn giao mặt bằng nhằm đảm bảo tiến độ dự án.

Sau khi nghe báo cáo, Cố vấn Bùi Văn Hà nhận định công tác GPMB đã có những tiến bộ nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn “điểm nghẽn” cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề bồi thường và tìm kiếm bãi đổ thải.

Cố vấn Bùi Văn Hà đề nghị DNDA cần chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để tháo gỡ nút thắt về GPMB và tìm kiếm những bãi đổ thải có quy mô lớn.

Chiều ngày 18/10, đoàn công tác của Hội đồng Cố vấn tham dự phát động phong trào thi đua 100 ngày đêm đẩy nhanh tiến độ dự án tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

Với tinh thần trách nhiệm cao, DNDA cùng các nhà thầu cùng cam kết triển khai thi công dự án để đẩy nhanh tiến độ, đồng thời chia sẻ các sáng kiến thi công. Thời gian triển khai phong trào diễn ra từ 18/10/2024 - 26/1/2025 (28 Tết Ất Tỵ).

Đại diện DNDA cho biết đây là giai đoạn hết sức quan trọng, góp phần vào thành công của dự án. Phía DNDA sẽ họp định kỳ để đánh giá tiến độ, từ đó đưa ra các biện pháp để bám sát mục tiêu, các nhà thầu sẽ đảm bảo khối lượng thi công và đầy đủ máy móc, nhân lực.

Kết luận chuyến đi kiểm tra, Cố vấn Trần Chủng nhấn mạnh rằng 6 tháng tới là “giai đoạn vàng” để đảm bảo tiến độ thi công. Từng gói thầu cần được giám sát thường xuyên và tổng thầu phải có trách nhiệm kết nối các gói thầu để đảm bảo tiến độ chung.

Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng có tổng chiều dài 60km, gồm đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng dài 43km, được thiết kế với quy mô 4 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 17m; đoạn kết nối cửa khẩu Tân Thanh - Cốc Nam dài 17km, với quy mô 2 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 14,5m.

Dự án được đầu tư theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT, do UBND tỉnh Lạng Sơn làm Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổng mức đầu tư 11.024 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước tham gia dự án là 5.495 tỷ đồng (3.500 tỷ đồng ngân sách Trung ương, 2.000 tỷ đồng ngân sách địa phương), vốn nhà đầu tư thu xếp là 5.529 tỷ đồng.

Nhà đầu tư của dự án là Liên danh CTCP xây dựng Đèo Cả - CTCP Tập đoàn Đèo Cả - CTCP Xây dựng Công trình 568 - CTCP Lizen (LCG). Chiều dài dự án gần 60km, qua địa bàn các huyện Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng và TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Thay đổi để vươn đến tương lai. Nhận thức về một thế giới năng động và đa chiều, từ tháng 5/2018 Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng cầu đường Sài Gòn (SBRC) chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả (Tập đoàn Đèo Cả) - tiến hành tái cấu trúc toàn diện để hiện thực hóa các chiến lược đầu tư kinh doanh trong quy mô khu vực và quốc tế.

Thời gian qua, Tập đoàn Đèo Cả đã chứng minh năng lực của mình bằng những công trình cụ thể khi là nhà đầu tư, thi công tuyến hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông, hầm Hải Vân 2 thuộc Dự án hầm đường bộ Đèo Cả; Dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn; dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận… mang lại giá trị thực cho xã hội, qua đó khẳng định thương hiệu và uy tín của Tập đoàn Đèo Cả trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.

Hiện nay, Tập đoàn Đèo Cả là một tập thể thống nhất với một công ty mẹ và 20 công ty thành viên với gần 6.000 lao động – một Tập đoàn có nhiều thế mạnh kinh nghiệm trong các lĩnh vực hoạt động: Đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông; Quản lý vận hành công trình giao thông; Tổng thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị; Đầu tư tài chính,...

Với những tiềm lực và thế mạnh sẵn có, cùng tinh thần “Nghĩ khác biệt; Tạo cách biệt”, tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Tập đoàn Đèo Cả luôn cầu thị để đạt mục tiêu là Nhà đầu tư hạ tầng giao thông lớn nhất Việt Nam, thực hiện cam kết đúng hẹn và sứ mệnh mang đến cuộc sống an toàn cho con người, đất nước Việt Nam.