Bảo Lãnh Đi Mỹ Theo Diện Hôn Thê

Bảo Lãnh Đi Mỹ Theo Diện Hôn Thê

Visa K1 là loại visa không định cư được cấp cho hôn phu/hôn thê của công dân Mỹ. Người có visa K1 được phép nhập cảnh vào Mỹ để kết hôn trong vòng 90 ngày và nộp hồ sơ xin chuyển diện.

Visa K1 là loại visa không định cư được cấp cho hôn phu/hôn thê của công dân Mỹ. Người có visa K1 được phép nhập cảnh vào Mỹ để kết hôn trong vòng 90 ngày và nộp hồ sơ xin chuyển diện.

Những điều lưu ý khi chuyển từ diện hôn thê sang vợ chồng

Khi điền đơn bảo lãnh mới bạn phải điền thông tin nhất quán với đơn đã điền trước đó. Việc điền thông tin sai lệch, thiếu nhất quán có thể bị đặt nghi vấn gian dối và bất lợi.

Cơ quan di trú Mỹ lưu trữ tất cả những thông tin mà bạn đã cung cấp cho họ. Nếu bạn đã từng rớt visa đi Mỹ, bạn bắt buộc phải khai báo thông tin thật sự này. Bạn biết đó, đến gia phả 3 đời mà Lãnh sự còn phải yêu cầu bạn và chồng cung cấp, vì thế nên họ thừa khả năng để tìm thấy những điều không hợp lý trong hồ sơ của bạn.

Bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng có thời gian xử lý hồ sơ lâu hơn diện hôn phu hôn thê do không đi qua Trung tâm Thị thực Quốc gia Mỹ. Diện hôn thê được hiểu như du lịch vào Mỹ kết hôn, công đoạn làm thủ tục kết hôn diễn ra trên nước Mỹ. Diện vợ chồng thì tất cả mọi thứ hoàn tất cho đến khi có thẻ xanh.

Thời gian chờ đợi diện vợ chồng trung bình khoảng 14 tháng từ lúc mở hồ sơ bảo lãnh cho đến lúc phỏng vấn cấp visa. Một số trường hợp sẽ kéo dài lâu hơn nếu hồ sơ rơi vào diện phải điều tra do nghi vấn.

Trong thời gian chờ hồ sơ được xử lý vợ chồng cần phải thắt chặt thêm mối quan hệ, cũng cố bằng chứng cứ. Trước đây diện hôn phu hôn thê là đôi bên chưa cưới nhau. Còn bây giờ đăng ký kết hôn về luật pháp, đôi bên đã là vợ chồng. Hai bên nên xem xét việc gặp gỡ họ hàng, tổ chức cưới, lập kế hoạch sinh con….

Bằng cách củng cố thêm chứng cứ để chứng minh rằng mối các bạn đến với nhau dựa trên tình yêu thật sự. Việc bị từ chối visa hôn thê là chỉ khó khăn tạm thời không làm ảnh hưởng đến tình cảm, ý định đoàn viên của các bạn.

Bảo lãnh diện vợ chồng quy định mức thu nhập của người bảo trợ tài chính khác so với bảo lãnh diện hôn thê. Diện vợ chồng cần người bảo trợ tài chính có thu nhập trên 125% chuẩn nghèo liên bang HHS nhưng diện hôn thê chỉ cần 100% HHS.

Do diện hôn thê và diện vợ chồng khác nhau nên hồ sơ làm bảo trợ tài chính cũng khác nhau. Người bảo trợ tài chính diện vợ chồng cần điền đơn I-864 nhưng diện hôn phu hôn thê điền đơn I-134.

Trước đây bạn đã từng từ chối visa diện hôn thê do tự làm hồ sơ hoặc thuê dịch vụ/luật sư, vì thế lần này bạn nên tìm đến một đơn vị khác có chuyên môn hơn nhờ họ phụ trách hồ sơ.

Bạn biết đó đôi khi chúng ta không thể tự đánh giá được bản thân của mình mà phải nhờ người khác đánh giá. Người đứng bên ngoài có gốc nhìn khác với người bên trong, đặc biệt là những người có chuyên môn đã từng xử lý rất nhiều trường hợp tương tự. Việc thay đổi biết đâu sẽ tốt hơn, hợp phong thủy hơn!

Trên đây là những điều chúng tôi rút ra từ quá trình hỗ trợ hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ cho khách hàng. Thật ra đối với hồ sơ bảo lãnh diện này, yếu tố quyết định để được cấp visa chính là mối quan hệ của đôi bên. Mối quan hệ càng chặt, thì khả năng được cấp visa càng cao.

Mở hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng

Trường hợp khiếu nại bị từ chối hoặc không khiếu nại sau thời hạn nhất định, lúc này hồ sơ diện hôn thê của bạn sẽ bị hủy. Bạn cần mở một hồ sơ bảo lãnh khác – diện vợ chồng, không nên mở lại hồ sơ diện hôn thê lần nữa bởi mối quan hệ đôi bên không có gì tiến triển.

Để tiến hành hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng, các bạn phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn trước, sau đó mới có thể bắt đầu tiến trình bảo lãnh. Người phía Mỹ cần phải về Việt Nam để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Đăng ký kết hôn diễn ra tại Phòng tư pháp quận/huyện tại địa phương phía Việt Nam có hộ khẩu thường trú. Phía Mỹ cần làm bộ công hàm độc thân tại Mỹ hoặc làm tuyên thệ độc thân tại Lãnh sự quán Mỹ ở Tp.HCM. Phía Việt Nam cần ra tư pháp xã/phường xin giấy xác nhận độc thân sau đó hai bên nam nữ đi khám sức khỏe tâm thần để đăng ký kết hôn.

Thủ tục đăng ký kết hôn đầy đủ bạn có thể tìm hiểu qua các bài viết trên website chúng tôi hoặc ra ngay tư pháp quận/huyện. Phía Việt Nam có thể tự mình đi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn nhưng ngày ký giấy kết hôn bắt buộc phải có mặt cả nam và nữ.

Phần I. Thông tin bảo lãnh Mỹ diện hôn thê

Công dân Mỹ có thể mở hồ sơ bảo lãnh đưa hôn thê từ Việt Nam sang Mỹ mà không cần phải về Việt Nam đăng ký kết hôn. Hôn thê Việt Nam sẽ nhận được visa K1 để qua Mỹ, đăng ký kết hôn trong vòng 90 ngày và nộp hồ sơ chuyển diện xin thẻ xanh.

Visa K1 là loại visa chỉ được cấp 1 lần. Nếu người có visa rời nước Mỹ trước khi đăng ký kết hôn họ sẽ không được phép nhập cảnh trở lại Mỹ trừ khi đi theo loại visa mới. Tương tự như vậy hôn thê cũng không được rời nước Mỹ trong lúc đơn chuyển diện được xử lý.

Hôn thê Việt Nam có thể mang con vị thành niên đi cùng. Visa con của hôn thê được gọi là K2.

Mở hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng I-130

Sau khi đăng ký kết hôn thì người phía Mỹ có thể tiến hành mở hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng nộp lên USCIS. Hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng thông thường có thời gian xử lý lâu hơn diện hôn thê do đi theo quy trình từ USCIS đến NVC và LSQ. Diện này được gọi là CR1 hoặc IR1.

Hôn thê có thể làm việc với visa K1?

Về bản chất, visa K1 là visa không định cư. Hôn thê K1 đến Mỹ phải làm thủ tục xin giấy phép làm việc EAD (Employment Authorization Document) bằng cách điền đơn I-765.

Nếu đơn được chấp thuận, hôn thê được cấp số an sinh xã hội SSN (Social Security Number) và làm việc theo thời gian của visa.

Thời gian trung bình xử lý vissa diện hôn the K1 khoảng 8 tháng, tính từ lúc nộp hồ sơ vào Sở Di trú Mỹ (USCIS) cho đến lúc phỏng vấn visa tại Lãnh sự quán Mỹ.

Khám sức khỏe, chích ngừa diện K1

Sau phỏng vấn hôn thê Mỹ bạn nhận được giấy xanh bổ túc hồ sơ. Bổ túc xong nhận tiếp giấy xanh yêu cầu về nhà chờ không cần làm gì, cuối cùng nhận giấy xanh từ chối hẳn.

Xin chia buồn, bạn rơi vào trường hợp rớt visa. Không phải ai phỏng vấn đi Mỹ diện hôn thê (K1) cũng đều được cấp visa. Nguyên nhân từ chối thì có nhiều nhưng thư từ chối chỉ ghi lý do chung chung không rõ.

Bạn cảm thấy thất vọng với nhiều câu hỏi trong đầu, hồ sơ chúng tôi đầy đủ, mối quan hệ chúng tôi là thật, vậy tại sao rớt visa? Làm gì để đảo ngược quyết định từ chối của Lãnh sự quán? Bình tĩnh, chúng ta đi tìm đáp án cho từng vấn đề một.

Điều gì xảy nếu không kết hôn sau 90 ngày qua Mỹ?

Hôn thê có visa K1 sau khi nhập cảnh vào Mỹ nhưng không tiến hành đăng ký kết hôn sẽ không đủ điều kiện gia hạn visa. Người này buộc phải rời nước Mỹ. Nếu không rời nước Mỹ họ có thể bị trục xuất. Visa K2 ăn theo visa K1 cũng không đủ điều kiện ở lại nước Mỹ.

Điều gì xảy ra sau khi kết hôn tại Mỹ?

Hôn thê K1 khi đến Mỹ phải tiến hành đăng ký kết hôn trong vòng 90 ngày, sau đó bắt đầu tiến trình nộp đơn chuyển diện I-485. Hôn thê sẽ nhận được thẻ xanh sau khi vượt qua phỏng vấn tại USCIS.

Thẻ xanh được cấp là thẻ xanh 2 năm tương đương với diện CR1. Sau 2 năm có thẻ xanh tạm thời, tiến hành thủ tục để đổi thẻ xanh sang 10 năm.