(LĐTĐ) Hợp tác giữa Công ty TNHH MTV Đường sắt số 1 Thành phố Hồ Chí Minh (HURC1) và Công ty TNHH Grab (Grab Việt Nam) nhằm đóng góp vào việc quản lý, phát triển giao thông vận tải và phát triển các dịch vụ, sản phẩm phục vụ giao thông thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM); thúc đẩy việc tiếp cận và sử dụng tuyến metro số 1 nói riêng và hệ thống phương tiện giao thông công cộng nói chung.
(LĐTĐ) Hợp tác giữa Công ty TNHH MTV Đường sắt số 1 Thành phố Hồ Chí Minh (HURC1) và Công ty TNHH Grab (Grab Việt Nam) nhằm đóng góp vào việc quản lý, phát triển giao thông vận tải và phát triển các dịch vụ, sản phẩm phục vụ giao thông thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM); thúc đẩy việc tiếp cận và sử dụng tuyến metro số 1 nói riêng và hệ thống phương tiện giao thông công cộng nói chung.
1- Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại 1, 2, 3, 4, 5, 8 và 9 nêu trên:
Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau:
a) Công thức tính mức lương: Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng.
- Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở: Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp hiện hưởng.
- Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có): Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 = Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 (nếu có) x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định.
- Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.
c) Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có): Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có).
2- Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp quy định tại (6) nêu trên:
Căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với các đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí theo công thức sau:
Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 = Mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng x Hệ số hoạt động phí theo quy định.
3- Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại (5) nêu trên:
Từ ngày 01/7/2023, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ.
Từ ngày 01/8/2023, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 34 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ được tính theo mức lương cơ sở 1.800.000 đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 34 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ.
4- Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định tại (7) nêu trên:
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an.
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo cách tính quy định tại Khoản 1 nêu trên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Nghị định quy định người hưởng lương, phụ cấp áp dụng mức lương cơ sở bao gồm 10 nhóm:
(1) Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).
(2) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).
(3) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).
(4) Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
(5) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động, theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
(6) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
(7) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
(8) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
(9) Hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an nhân dân;
(10) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
Nghị định nêu rõ, đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở Trung ương: Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6/2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 1/7 sau khi sửa đổi, hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù.
Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này, thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 1/7.
Việc này bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6/2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm, do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc).
Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 1/7 theo cơ chế đặc thù, thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung, thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
Về kinh phí thực hiện, Nghị định của Chính phủ cũng nêu rõ, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, khoản có tính chất lương, và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2024 tăng thêm, so với dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao.
Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024, sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí.
Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng, và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập, sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 chưa sử dụng hết chuyển sang.
Tương tự, với các địa phương, cũng sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên dự toán năm 2024 tăng thêm so với dự toán năm 2023, đã được cấp có thẩm quyền giao.
Sử dụng 10% tiết kiệm chi thường xuyên dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao.
Sử dụng 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2024 so với dự toán năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao. Sử dụng 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2023 thực hiện, so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao.
Cùng với đó, sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 chưa sử dụng hết chuyển sang. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024, sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí.
Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024.
Mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp, và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Đồng thời, lương cơ sở cũng dùng để tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.